Nước cứng là một trong những khái niệm khá quen thuộc trong ngành công nghiệp. Việc xử lý nước cứng trước khi đưa vào sử dụng là khâu quan trọng, giúp gia tăng hiệu suất hoạt động của các tháp giải nhiệt, chiller, và boiler. Chính vì thế, các phương pháp làm mềm nước được đề cập trong bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích dành cho bạn.
Làm mềm nước trong sản xuất công nghiệp rất quan trọng
Tại sao phải làm mềm nước?
Thành phần của nước cứng có khá nhiều ion kim loại như canxi, magie. Người ta sẽ dựa trên nồng độ của các ion này để xác định độ mềm hay cứng của nước. Nước chứa càng nhiều ion kim loại thì càng cứng, và ngược lại.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao cần làm mềm nước? Nước cứng gây nên những tác hại nào trong sản xuất công nghiệp?
Như chúng ta đã biết, tiêu chuẩn hàng đầu của nước được sử dụng trong các lò hơi công nghiệp, và các thiết bị giải nhiệt khác là độ cứng thấp. Tuy nhiên, phần lọc nước ở khu vực giếng khoan công nghiệp không thể làm sạch nước như yêu cầu.
Bởi công đoạn này chỉ có tác dụng lọc nước phần thô, giúp loại bỏ cặn kim loại. Tuy nhiên, nồng độ ion kim loại có trong nước vẫn không thể loại bỏ được. Điều này khiến cho độ cứng của nước vẫn cao. Trong điều kiện môi trường lý tưởng, hiện tượng cáu cặn trên thành ống, và đáy thiết bị sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, gây cản trở hoạt động của tháp công nghiệp. Không chỉ làm giảm hiệu suất hoạt động, hao tốn nguyên liệu sử dụng, cáu cặn còn gây tác động xấu tới các bộ phận khác, gây hỏng hóc.
Xử lý nước trước khi đưa vào sản xuất là khâu quan trọng
Chính vì thế, làm mềm nước được xem là giải pháp hữu hiệu, giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng được đề cập bên trên. Đó là lý do vì sao rất nhiều doanh nghiệp hiện nay chú trọng đặc biệt vào công đoạn xử lý nước trước khi đưa vào lò công nghiệp.
Khi nào cần làm mềm nước trong công nghiệp?
Đối với nước sinh hoạt hàng ngày, việc đun nấu sử dụng nước cứng thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng kết tủa bám vào thành nồi, hoặc vòi hoa sen bị rỉ sét. Hoặc quần áo giặt xà phòng xong vẫn bị bám bẩn, bám xà phòng. Đây là những trường hợp rất hay xảy ra và bạn dễ dàng nhận biết sự tồn tại của nước cứng trong cuộc sống.
Còn đối với sản xuất công nghiệp, để nhận biết được tình trạng nước cứng, bạn dễ dàng quan sát ở các bộ phận của hệ thống lò hơi, nồi hơi, và đường ống tháp. Nguyên nhân là bởi nước cứng sẽ gây ra hiện tượng cáu cặn trên thành ống.
Nếu không làm mềm nước thường xuyên, sẽ gây nên nhiều tác động xấu tới hiệu suất hoạt động của thiết bị. Chính vì thế, khâu xử lý nước cần được thực hiện thường xuyên. Điều này không chỉ góp phần bảo vệ thiết bị, mà còn giúp tiết kiệm ngân sách trong khoản bảo dưỡng, bảo trì hệ thống.
Xử lý nước cần thực hiện định kỳ, thường xuyên
Trong trường hợp cần xử lý cáu cặn, bạn tham khảo các loại hoá chất chuyên dụng giúp đánh bay cáu cặn hiệu quả trên website Hozentech.
Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mềm nước hiện nay
Vậy nguyên lý được áp dụng trong hệ thống làm mềm nước là gì? Tìm hiểu chi tiết hơn trong phần nội dung bên dưới đây.
Đầu tiên, nước được bơm vào bể chứa trước khi được đưa vào hệ thống công nghiệp để sử dụng. Sau đó, nước sẽ được đẩy vào thiết bị làm mềm nước, và khi đi qua các tầng lọc chứa nhựa chuyên dụng sẽ diễn ra quá trình trao đổi ion.
Cụ thể, các ion kim loại như Canxi, Magie và các kim loại nặng khác sẽ thực hiện trao đổi ion linh động có trong thiết bị để tạo thành muối. Việc sàng lọc nước và muối được hệ thống xử lý. Theo đó, nước sau khi được làm mềm, không còn ion gây cứng sẽ đi vào bồn thành phẩm để phục vụ sản xuất. Phần còn lại sẽ đưa ra khu vực chứa khác.
Dung dịch muối tinh khiết thu được có thể được sử dụng để tái sinh hạt nhựa trao đổi ion bằng cách bổ sung thêm ion kim loại Na+. Tuy nhiên, việc tái sinh này sẽ không thể biến hạt nhựa trở về hiệu quả hoạt động như ban đầu. Chính vì thế, bạn chỉ nên thực hiện tái sinh một số lần nhất định, và thay mới bộ lọc khi cần thiết để đảm bảo quá trình xử lý nước tối ưu nhất.
Nói ngắn gọn hơn, nguyên lý chung để làm mềm là sử dụng các hạt nhựa gốc Na+ để thực hiện trao đổi ion với kim loại Canxi, và Magie có trong nước.
Làm mềm nước bằng trao đổi ion có ưu điểm gì?
Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, hệ thống làm mềm bằng trao đổi ion hiện được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong quy trình sản xuất. Cụ thể:
- Cấu tạo đơn giản, phương thức hoạt động đem lại hiệu quả cao.
- Xét về chi phí vận hành, cách làm mềm nước này tối ưu chi phí, đồng thời tính an toàn tương đối cao, thân thiện với môi trường. Bởi thành phần của hạt nhựa trao đổi ion chỉ có thể hấp thu các chất có sẵn trong nước, và không gây tác dụng với các thành phần khác.
- Phương pháp có thể áp dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp khác nhau như môi trường axit, bazo, muối mặn.
- Có thể tái đầu tư, và sử dụng lại nên tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp khác.
Tuy nhiên, sử dụng cách này bạn cũng cần lưu ý một điểm như sau. Trong trường hợp nước cứng chứa hợp chất hữu cơ, hay ion kim loại Fe3+, những thành phần này sẽ làm giảm khả năng trao đổi ion của hạt nhựa. Chính vì thế, bạn cần xử lý ion kim loại này trước khi áp dụng trao đổi ion để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Phương pháp làm mềm nước phổ biến khác
Bên cạnh phương pháp trao đổi ion, có khá nhiều cách khác giúp loại bỏ ion kim loại trong nước trong công nghiệp được ứng dụng rộng rãi. Có thể kể đến như sử dụng hóa chất xử lý nước, sử dụng nhiệt, chưng cất, thẩm thấu ngược. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, bạn sẽ lựa chọn được phương pháp thích hợp.
Phương pháp xử lý nước công nghiệp phổ biến
Dùng hoá chất làm mềm nước
Hoá chất được sử dụng có chứa các thành phần ion có thể kết hợp với ion kim loại làm cứng nước để tạo thành kết tủa muối không tan trong nước. Như vậy, việc lọc bỏ cặn muối không tan cũng dễ dàng thực hiện hơn.
Sau khi xác định được thành phần chính có trong nguồn nước đầu vào, cũng như mức độ cần xử lý ở tình trạng nước cứng, người thực hiện sẽ lựa chọn được loại hoá chất phù hợp và tiết kiệm nhất.
Cụ thể, bạn có thể sử dụng vôi trong trường hợp nước cứng có kiềm cao, hoặc Ba(OH)2, Na3PO4 để tăng tính hiệu quả làm mềm.
Sử dụng nhiệt
Nguyên tắc chung của phương pháp này là tạo ra môi trường nhiệt độ lý tưởng để làm bốc hơi CO2 có trong nước. Nước sẽ giảm được lượng cacbonat nhất định. Tuy nhiên, cách này không thể xử lý triệt để muối canxi cacbonat tồn đọng. Vì thế, bạn cần kết hợp với các phương pháp khác.
Chưng cất
Chưng cất đem lại hiệu quả rất cao. Nước sau khi được chưng cất hoàn toàn tinh khiết. Đi cùng với đó, chi phí thực hiện quá cao. Xét trong làm mềm nước công nghiệp, phương pháp này không thật sự khả quan, và chỉ nên áp dụng trong phòng thí nghiệm.
Nhìn chung, làm mềm nước là một trong các khâu rất quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay. Chính vì thế, các phương pháp xử lý nước được đề cập trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể hơn về các cách làm sạch nước hiệu quả, liên hệ với Hozentech để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.
Thông tin liên hệ công ty TNHH Hozentech
- Địa chỉ: 135/7 Dương Công Khi, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn
- Hotline: 028 6675 6349 - 0969 029 148 (zalo) - 0932 876 363 (zalo) - 0967 128 217 (zalo).
- Email: phanthanh@hozentech.com.vn
Webiste: scaledoctor.com.vn