Tháp giải nhiệt là một trong những thiết bị quan trọng đối với lĩnh vực công nghiệp. Nếu thiết bị không được làm sạch thường xuyên, sẽ rất dễ bị cáu cặn, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nói chung. Vì vậy, vệ sinh tháp giải nhiệt là khâu rất quan trọng, và doanh nghiệp cần chú ý thực hiện vệ sinh định kỳ để đảm bảo tháp hoạt động ổn định. Vấn đề này sẽ được diễn giải chi tiết, cụ thể trong bài viết dưới đây.
Vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ là việc làm cần thiết
Vệ sinh tháp giải nhiệt - Vì sao cần phải làm định kỳ?
Dựa theo nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt, trong quá trình khởi chạy, tháp sẽ liên tục đưa vào bên trong một lượng không khí lớn. Mà thành phần không khí chứa rất nhiều tạp chất, chất bẩn. Điều này đồng nghĩa rằng, lượng lớn chất bẩn cũng sẽ được đưa vào trong tháp giải nhiệt.
Cùng với đó, nguồn nước đầu vào không được xử lý triệt để, cũng khiến cho lượng ion tạo muối không tan có cơ hội xâm nhập vào hệ thống. Vì vậy, gia tăng lượng chất bẩn. Chính vì vậy, tháp sẽ thường gặp phải các vấn đề như:
- Cáu cặn: Do vi sinh vật chết, rong rêu, hoặc tạp chất lắng xuống đáy, bám vào thành ống, gây tắc nghẽn.
- Ăn mòn: Do sắt, thép bị gỉ, bị ăn mòn.
Vì vậy, nếu không vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ, tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Vệ sinh tháp giải nhiệt có những lợi ích quan trọng nào?
Tăng hiệu suất hoạt động của tháp
Rong rêu, cáu cặn gây cản trở nguồn nước đi vào bên trong hệ thống tháp giải nhiệt. Vì vậy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất giải nhiệt.
Vệ sinh thiết bị thường xuyên giúp đảm bảo máy hoạt động với công suất ổn định, không bị tắc nghẽn.
Vệ sinh thiết bị đem lại nhiều lợi ích
Tăng tuổi thọ
Vệ sinh bên ngoài, bên trong tháp góp phần kéo dài tuổi thọ của tháp giải nhiệt đáng kể. Bởi các thiết bị chỉ hoạt động tốt nhất trong điều kiện tốt nhất.
Đồng thời, việc gia tăng tuổi thọ cũng góp phần làm giảm tình trạng hỏng hóc, hạn chế tối đa tình trạng gián đoạn trong hoạt động sản xuất hiện nay.
Tối ưu khoản chi phí vận hành, bảo dưỡng
Tháp giải nhiệt hoạt động ổn định, ít phải sửa chữa sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được khoản phí này. Thực tế cho thấy, sửa chữa những thiết bị công nghiệp như vậy thường khá tốn kém.
Vì vậy, bảo dưỡng là khoản phí tối ưu, đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, hạn chế những phát sinh trong quá trình vận hành.
Khi nào cần vệ sinh tháp giải nhiệt?
Trong trường hợp thiết bị có những dấu hiệu bất thường, doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp xử lý nhanh chóng. Một số vấn đề xuất hiện trong hệ thống tháp giải nhiệt cảnh báo tình trạng giảm hiệu suất hoạt động như:
- Phần đáy, tấm tản nhiệt xuất hiện nhiều cáu cặn.
- Khởi động thiết bị có tiếng ồn lớn.
- Bộ phận tháp giải nhiệt nóng bất thường.
- Linh kiện thiết bị hoạt động kém hiệu quả, không đạt năng suất.
- Nhiệt nước thành phẩm không đáp ứng đủ các tiêu chí vận hành.
- Hiệu suất chung không đảm bảo.
Thông thường, không phải chỉ khi nào thấy xuất hiện những dấu hiệu trên thì doanh nghiệp mới cần vệ sinh tháp giải nhiệt. Theo lời khuyên từ nhà sản xuất, bạn nên vệ sinh thường xuyên, hoặc định kỳ.
Việc làm này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể, mà còn hạn chế những rủi ro liên quan đến hỏng hóc. Bởi chi phí sửa chữa đối với các thiết bị công nghiệp hiện rất cao.
Các phương pháp vệ sinh tháp giải nhiệt thông dụng
Có khá nhiều cách được áp dụng để vệ sinh thiết bị công nghiệp. Đối với tháp giải nhiệt, 3 cách dưới đây thường xuyên được áp dụng nhất.
Kiểm soát mức độ cô đặc
Khoáng chất trong điều kiện lý tưởng sẽ cô đọng lại, lâu dần tạo thành cặn bám trên thành hệ thống, hoặc lắng dưới đáy. Vì vậy, giải pháp vệ sinh tháp giải nhiệt đầu tiên mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là làm thế nào để giới hạn nồng độ này ở ngưỡng cho phép.
Thông thường, các doanh nghiệp thường áp dụng cách xả đáy liên tục, hoặc định kỳ. Điều này tùy thuộc vào tần suất hoạt động, công suất của thiết bị.
Áp dụng cách vệ sinh đem lại hiệu quả tối ưu
Vệ sinh đáy
Tuỳ vào tài chính doanh nghiệp, có thể lựa chọn lắp đặt hệ thống tự động, hoặc chạy thủ công. Tần suất xả đáy thường 3-6 tháng một lần.
Sử dụng hóa chất chống cáu cặn
Hoá chất được sử dụng rất phổ biến hiện nay, và bạn dễ dàng tìm thấy tại bất kỳ đâu. Dựa trên cơ chế hoạt động gây ức chế hình thành cáu cặn, hóa chất đem lại hiệu quả vệ sinh tháp làm mát khá cao. Tần suất áp dụng 1 năm 1 lần.
Làm mềm nước đầu vào
Nước đầu vào chứa rất nhiều tạp chất. Vì vậy, xử lý tốt nguồn nước đầu vào sẽ giúp nhanh chóng loại bỏ các yếu tố hình thành cáu, mảng bám và rong rêu. Đồng thời, giúp thiết bị luôn sạch, hoạt động tốt và gia tăng tuổi thọ.
Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt chuẩn
Để đem lại hiệu quả làm sạch tốt nhất, một quy trình vệ sinh chuẩn rất cần thiết. Người vệ sinh cần tuân thủ đầy đủ tiến trình theo các bước dưới đây.
Loại bỏ cáu cặn
Hoà hoá chất xử lý cáu cặn vào với nước bên trong hệ thống tháp. Quy trình cần đảm bảo sử dụng lượng hoá chất vừa đủ, tránh gây lãng phí mà không đem lại hiệu quả.
Sau đó, người vệ sinh tiến hành mở van và đường ống, khởi động bơm nước. Sau đó, đẩy hết cáu cặn ra bên ngoài.
Xử lý vi sinh vật, rong rêu bên trong tháp
Có hai cách thường được sử dụng để làm sạch rong rêu: áp dụng tính chất vật lý và phản ứng hoá học.
Với phương pháp vật lý, thường sử dụng đèn cực tím UV để tiêu diệt. Cùng với đó, dùng bước sóng thích hợp để vô hiệu hoá chúng.
Với phương pháp hoá học, các chế phẩm chuyên dụng sẽ được đưa vào bên trong tháp giải nhiệt. Vệ sinh tháp giải nhiệt bằng cách này giúp làm sạch mọi ngóc ngách dù nhỏ nhất. Vì vậy, hiệu quả làm sạch sẽ cao hơn.
Kiểm tra toàn bộ linh kiện
Các linh kiện cần kiểm tra bao gồm: ống chia nước, dầu bôi trơn, và hệ thống điện. Người vệ sinh nên kiểm tra một loạt các linh kiện này, đảm bảo mọi thứ vẫn đang hoạt động tốt.
Kiểm tra toàn bộ hệ thống
Hướng dẫn cách vệ sinh tháp giải nhiệt với từng linh kiện
Từng bộ phận với cấu tạo, thành phần không giống nhau cần vệ sinh theo cách khác nhau. Cụ thể:
Bộ phận bồn
Đa phần bộ phận này được làm từ vật liệu chống gỉ tốt. Vì vậy, bạn có thể sử dụng các hóa chất thông dụng để làm sạch mảng bám, rong rêu, giúp bộ lưới lọc thông thoáng.
Bộ phận dẫn nước
Ống chia nước và đầu phun cũng rất dễ bị bám rong rêu, cặn. Sử dụng vòi xịt với công suất lớn để đánh bật mảng bám. Trong trường hợp sau khi vệ sinh tháp giải nhiệt xong, nhưng đầu phun vẫn quay chậm, bạn cần thay thế linh kiện mới.
Cánh quạt
Vệ sinh cánh quạt cũng rất cần thiết. Bạn nên thường xuyên kiểm tra bộ phận này để đảm bảo mọi thứ vẫn đang hoạt động tốt.
Các linh kiện quan trọng khác
Sử dụng máy rửa xe với áp lực lớn, kết hợp với hoá chất chuyên dụng sẽ giúp bụi bẩn, cáu cặn nhanh chóng bị loại bỏ. Với các bộ phận khác, sơn lớp chống gỉ sẽ đem lại hiệu quả tối ưu.
Lưu ý, các linh kiện cần được sơn chống gỉ định kỳ theo quy định.
Trên đây là những điều cần biết về vệ sinh tháp giải nhiệt. Nhìn chung, khâu vệ sinh cần thực hiện định kỳ, và doanh nghiệp cần chú ý thời thời điểm hợp lý để làm sạch toàn bộ hệ thống. Mọi thắc mắc cần giải đáp, liên hệ với Hozentech để được hỗ trợ.